Revit Bài 0.5 – Ứng dụng BIM vào tiến trình thiết kế

Xin chào các bạn, tôi là KTS. Phạm Thanh Tùng – là người sẽ hướng dẫn các bạn trong khóa học Revit 2024. Được tổ chức bởi SHANCO.VN

Qua bài 4, chúng ta đã hiểu về 3 giai đoạn phát triển của các công cụ thiết kế. Vậy quá trình ứng dụng BIM vào thiết kế sẽ như thế nào? Phần mềm có thay thế được cho vẽ tay? Tôi sẽ giải thích rõ ở bài 5 này.

Miếng bánh bị chia nhỏ

Hiểu lầm phổ biến khi xuất hiện một giai đoạn mới đó là: BIM thay thế cho CAD; CAD sẽ thay thế cho vẽ tay…

Nếu coi toàn bộ quá trình thiết kế là một chiếc bánh rất to. Khi chưa có máy tính, chưa có phần mềm. Những người vẽ tay sẽ buộc phải ăn hết toàn bộ chiếc bánh này. Những miếng đầu tiên có vẻ ngon lành. Nhưng phần còn lại là ác mộng.

Chuyển sang giai đoạn CAD, miếng bánh được chia nhỏ hơn. Team vẽ tay ăn một phần, team vẽ CAD ăn một phần.

Khi máy tính và phần mềm tham gia vào tiến trình thiết kế, những dấu hiệu lười biếng đầu tiên đã xuất hiện. Tôi nhớ năm 2014, khi tôi mở lớp dạy thiết kế đầu tiên, các bạn sinh viên đã bị phụ thuộc vào AutoCAD rất nhiều. Các bạn rất ngại tính toán, ngại chia mặt bằng trên giấy, không vẽ được phối cảnh. Ngay cả đồ án thiết kế nhanh cũng phải vẽ trên máy tính rồi in ra để tô lại!

Sự yêu thích đối với bản vẽ kỹ thuật dần dần mất đi, những hình ảnh render lung linh được yêu mến hơn.

Thời điểm phần mềm Revit bắt đầu được biết đến, người ta nói “dùng Revit chỉ cần vẽ mặt bằng là có luôn mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh…”  Người ta lại nói “Revit là làm việc trên 3D, thay thế cho AutoCAD 2D…Revit làm việc nhanh chóng, dễ dàng…“. Dù đây không phải là bản chất của phần mềm, nhưng nó đánh trúng tâm lý sợ vẽ kỹ thuật, thích 3D của nhiều người. Tất cả những nhận định về Revit ở trên đều không hoàn toàn chính xác. Nó đơn giản dùng để truyền thông thuyết phục mọi người học Revit mà thôi.

Khi có BIM tham gia vào tiến trình, miếng bánh vẽ của chúng ta lại tiếp tục được chia nhỏ, team vẽ tay, team CAD, team BIM chia nhau “ăn nó”.

Trước khi có BIM, Vẽ tay lo công việc phác thảo, CAD phải xử lý toàn bộ phần triển khai kỹ thuật.

Khi có BIM tham gia, nó thay thế CAD xử lý rất nhiều công việc. Nhưng bọn chúng không thay thế theo kiểu hất cẳng nhau ra. Mà có sự phân công, việc nào mày làm tốt thì mày cứ làm. Việc gì mày quản lý dở tệ thì để tao. Nói chung bánh vẽ ăn ít thì ngon, nhồi cho một thằng ăn hết thì nó trớ ngay.

Miếng bánh không chia 3

Tôi nói đến đây nhiều người sẽ nghĩ miếng bánh vẽ này sẽ chia thành 3 phần, vẽ tay 1 phần, vẽ CAD 1 phần, triển khai BIM 1 phần…

Thực ra là không! Quá trình thiết kế không diễn ra theo trình tự đơn giản như vậy. Thiết kế là quá trình chỉnh sửa liên tục cho đến khi công trình ảo tiệm cận công trình thực tế.

Chúng ta hãy tưởng tượng đó là một chiếc bánh có 3 lớp. Chiếc bánh dù được cắt nhỏ theo giai đoạn, theo hạng mục, hay theo từng công việc thì nó vẫn có 3 lớp.

Lớp đầu tiên là phác thảo, lớp thứ 2 là đánh giá khả thi bằng CAD, lớp thứ 3 là triển khai công trình ảo.

Ví dụ khi bắt đầu nghiên cứu mặt bằng tổng thể, tôi sẽ thực hiện sơ phác trên giấy nhiều lần, cho tới khi tìm được 1-3 phác thảo phù hợp, tôi sẽ triển khai sơ bộ trên AutoCAD để đánh giá lần 2.

Sử dụng AutoCAD giúp tôi làm việc linh hoạt, có thể nhanh chóng tạo ra nhiều phương án tổng mặt bằng khác nhau, có thể làm việc với chủ đầu tư và các đơn vị khác. AutoCAD là bước trung gian, nó chính xác và chi tiết hơn vẽ tay, nhưng không có đủ thông tin bằng Revit.

Sau khi thống nhất và rút gọn từ 3 phương án mặt bằng tổng thể, tôi bố trí nhân sự dùng Revit để triển khai phần hạ tầng ngoài nhà. Trong thời gian đó tôi lại phác thảo mặt bằng chức năng trong từng tầng, có thể kết hợp cả CAD và BIM để nghiên cứu hình khối.

(Bạn đọc chú ý phân biệt CAD và AutoCAD, CAD là tên gọi chung cho 1 giai đoạn phát triển phần mềm, AutoCAD là một phần mềm do hãng Autodesk phát triển)

Không có Revit thì AutoCAD + Sketchup vẫn làm tốt được công việc kể trên. Dùng Revit chỉ đơn giản là một lựa chọn trong tiến trình làm việc của mỗi đơn vị.

Nếu bạn chọn sử dụng Revit. Dù làm việc cá nhân hay áp dụng chung cho đơn vị thiết kế. Hãy nghĩ đến mục tiêu là tạo ra thiết kế tốt hơn. Đừng đặt mục tiêu dùng Revit sẽ nhanh hơn, dễ hơn.

Làm CAD mà có quy trình quản lý tốt vẫn rất hiệu quả. Làm BIM mà năng lực quản lý kém thì dự án vẫn loạn sới như thường.

Kết luận

  • Các cộng cụ thiết kế không thay thế nhau hoàn toàn, mà bổ trợ và kết hợp với nhau.
  • Revit lưu trữ thông tin hiệu quả hơn AutoCAD, thông tin hình học đáng tin cậy hơn. Nhưng một công cụ quản lý tốt thì hiển nhiên quá trình làm việc bước đầu sẽ kém linh hoạt hơn so với AutoCAD.
  • Mỗi công cụ có một thế mạnh, nhà thiết kế kiểm soát được các công cụ thì tiến trình thiết kế sẽ diễn ra nhịp nhàng, hiệu quả.
  • Những vấn đề trong quản lý dự án thiết kế không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Học Revit không nên học mỗi cách dùng công cụ, phải học cả tư duy quản lý và làm việc thực tế cùng Revit.

Các bài viết khác cùng tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết hay

Advertismentspot_img

Bài viết mới

Revit Bài 0.6 – Mục tiêu khóa học Revit

Xin chào các bạn, tôi là KTS. Phạm Thanh Tùng - là người sẽ hướng dẫn các bạn trong khóa học Revit 2024. Được...

Revit 2024_Tổng Hợp Bài Học

Xin chào các bạn, tôi là KTS. Phạm Thanh Tùng – là người sẽ hướng dẫn các bạn trong khóa học Revit 2024. Được tổ...

Revit Bài 0.4 – 3 Giai Đoạn Phát Triển Của Công Cụ Thiết Kế.

Xin chào các bạn, tôi là KTS. Phạm Thanh Tùng - là người sẽ hướng dẫn các bạn trong khóa học Revit 2024. Được...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x