Khóa Học AutoCAD – Bài 1 – Sao Phải Học CAD?

Ở thời điểm năm 2024, khóa học AutoCAD không còn là một chương trình hấp dẫn đối với các bạn sinh viên kiến trúc. Vì vậy nhiều bạn chỉ học lướt qua rất nhanh rồi dành sự tập trung cho những phần mềm hấp dẫn hơn như sketchup, 3d, revit…

Cá nhân tôi được cộng đồng biết đến với kênh youtube chia sẻ rất nhiều về Revit: Nhưng tôi vẫn đánh giá rất cao vai trò của công cụ AutoCAD trong quá trình thiết kế. Tôi nhận thấy rất nhiều cá nhân và đơn vị vẫn sử dụng AutoCAD theo cách thức rất thô sơ, quản lý và trình bày toàn bộ hồ sơ trên Model, trong khi đó những công cụ quản lý rất hiệu quả như Layout và Sheetset lại ít được áp dụng.

Tôi quyết định làm một series ngắn về AutoCAD, để hướng dẫn một số kỹ năng quan trọng, file triển khai bằng AutoCAD nhưng sẵn sàng phối hợp với Revit khi cần. Trong khóa học này, tôi không hướng dẫn lại những công cụ cơ bản mà tập trung luôn vào phần ứng dụng AutoCAD để triển khai dự án thực tế theo quy trình chuẩn SHANCO.

Giới thiệu về AutoCAD

Có thể bạn chưa biết, AutoCAD là phầm mềm vẽ kỹ thuật đầu tiên trên thế giới – dành cho người dùng cá nhân. Phiên bản đầu tiên của AutoCAD được ra mắt năm 1982, cho đến nay đã có lịch sử 42 năm phát triển. Có thể coi AutoCAD là ông tổ của ngành đồ họa Kiến Trúc – Kỹ thuật – Xây dựng (AECArchitecture – Engineering- Construction)

AutoCAD thuộc thế hệ công cụ thứ 2 . Thế hệ đầu tiên là những công cụ thô sơ như thước kẻ, bút, compa. Thế hệ thứ 3 là công cụ BIM. Tôi sẽ có bài viết so sánh về 3 thế hệ công cụ này ở bài viết sau.

AutoCAD được phát triển dựa trên một nguyên lý rất đơn giản, thay thế cho bút và thước. Chính vì sự đơn giản đó nên quá trình làm việc với AutoCAD rất thoải mái. Bạn không cần nhớ quá nhiều công cụ, các công cụ cũng đơn giản, dễ sử dụng và gần như không xảy ra lỗi trong quá trình làm việc.

Quá trình sử dụng công cụ thiết kế của tôi diễn ra như sau:
– Nghiên cứu và phác thảo bằng giấy và bút.
– Kiểm tra nhanh sự khả thi của phương án bằng AutoCAD – Triển khai hồ sơ phương án kiến trúc.
– Thi công ảo bằng Revit – triển khai hồ sơ thiết kế cơ sở và sau TKCS.
– Thi công thực tế ngoài công trường.

Như vậy, không có công cụ nào bị thay thế trong tiến trình thiết kế của tôi. Từ thế hệ 1 với bút và thước, thế hệ 2 là AutoCAD và thế hệ 3 là Revit. Mỗi công cụ lại đóng một vai trò riêng, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Chúng ta không nên so sánh nhằm mục đích chứng minh công cụ nào tối ưu hơn.

Có thể liên tưởng thế này, phần lớn kiến thức thi đại học được dạy ở cấp 3, nhưng muốn học cấp 3 thì phải tốt nghiệp cấp 2 và cấp 1.

Vài trò của Học AutoCAD đối với sinh viên Kiến trúc.

Để trở thành một chủ trì thiết kế xịn, các bạn sinh viên cần tích lũy những điều sau:

  • Kiến thức cơ bản, hàn lâm – Dễ nhất là học trong trường đại học.
  • Kiến thức thực tế – Tích lũy trong công việc.
  • Tư duy thiết kế – Có một phần là tố chất, được phát triển khi làm việc đủ lâu với nền tảng kiến thức đầy đủ. Tư duy thiết kế kiến trúc là tổng hợp của tư duy logic (Toán học) Tư duy kỹ thuật (Vật lý) Tư duy thẩm mỹ (Hội họa)… kể ra thì còn nhiều. Vì vậy KTS là một nghề khó.
  • Kinh nghiệm – Tích lũy dần sau mỗi trải nghiệm thiết kế và thi công.
  • Uy tín và vị thế – Chứng minh qua công việc, cách ứng xử với nhân sự và đối tác.

Bạn sẽ thấy, tôi không hề kể đến các công cụ làm việc ở trên. Nhưng nếu không biết công cụ thì bạn không thể tích lũy được kiến thức, không có cơ hội trải nghiệm và càng không có kinh nghiệm. Công cụ là cầu nối để KTS tích lũy năng lực. Kết luận này rất quan trọng, tôi xin nhắc lại: Công cụ là cầu nối để KTS tích lũy năng lực.

Tôi nghĩ KTS nào cũng muốn hướng đến vị trí của một người chủ trì, đưa ra những phác thảo đầu tiên, phê duyệt những quyết định quan trọng, có một ekip triển khai những thiết kế của mình. Nếu đặt mục tiêu như vậy thì các bạn sinh viên cần chú trọng đến năng lực cốt lõi nhiều hơn là kỹ năng công cụ.

Sử dụng AutoCAD bắt các bạn phải tưởng tượng nhiều hơn, chuyển đổi tưởng tượng 3D trong đầu thành những hình chiếu 2D, rồi lại căn cứ vào hình vẽ 2D để tiếp tục phát triển ý tưởng. Quá trình này sẽ lặp lại liên tục khi sử dụng AutoCAD giúp các bạn có tư duy và tưởng tượng được trui rèn sắc bén.

Kết luận

AutoCAD rất quan trọng, các bạn cần học nghiêm túc, bài bản đến khi tự tin đáp ứng được công việc. Hoàn thành khóa học AutoCAD này các bạn học Revit sẽ rất nhanh. Vì giao diện, công cụ và cách thức quản lý rất tương đồng.

Khóa học được biên soạn nội dung đăng tải trên website shanco.vn và kênh youtube của KTS.PTT hoàn toàn miễn phí.

SHANCO – Chia sẻ & Kết Nối

 

 

Các bài viết khác cùng tác giả

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết hay

Advertismentspot_img

Bài viết mới

Revit Bài 0.6 – Mục tiêu khóa học Revit

Xin chào các bạn, tôi là KTS. Phạm Thanh Tùng - là người sẽ hướng dẫn các bạn trong khóa học Revit 2024. Được...

Revit 2024_Tổng Hợp Bài Học

Xin chào các bạn, tôi là KTS. Phạm Thanh Tùng – là người sẽ hướng dẫn các bạn trong khóa học Revit 2024. Được tổ...

Revit Bài 0.5 – Ứng dụng BIM vào tiến trình thiết kế

Xin chào các bạn, tôi là KTS. Phạm Thanh Tùng - là người sẽ hướng dẫn các bạn trong khóa học Revit 2024. Được...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x