Tự Thiết Kế Nhà – Phần 2

Nếu chưa đọc phần 1, các bạn có thể xem tại đây

Tại sao lại là Tự Thiết Kế?

Tôi không biết từ bao giờ, rất nhiều người nghĩ về công việc thiết kế kiến trúc khá là đơn giản và dễ dàng.

Một hôm tình cờ ngồi với mấy ông anh mới gặp, khi giới thiệu mình là Kiến trúc sư:
– Em làm kiến trúc à? Nghề này kiếm tiền cũng dễ nhỉ? Lên mạng tìm thì thiếu gì mẫu nhà! Bọn em biết vẽ về sửa lại cho phù hợp rồi bán mấy chục triệu ngay nhỉ!!!
Một hôm khác, tôi lại giới thiệu với ông chú họ đằng vợ, tự giới thiệu cháu là Kiến trúc sư:
– Ừ thằng này được, Nghề vẽ vời này giàu đấy, có mẫu thiết kế sẵn rồi, in ra bán giấy lấy tiền!!!

Lần đầu tôi cũng thấy khá bất ngờ và lúng túng. Nhưng khi nghe nhiều lần, qua lời nhiều người thì tôi cũng chỉ biết cười trừ, vì giải thích không nổi.

Đại ý mọi người đều đang hiểu là nhà thì nó cũng chỉ có một vài mẫu mã, kiểu dáng. Có thể tìm mẫu và sửa chứ không phải tự thiết kế từ đầu.

 

Thực trạng

Ở Việt Nam người tham gia vào lĩnh vực họa viên (Người triển khai bản vẽ) rất nhiều vì những lý do sau:
– Phần mềm dùng miễn phí.
– Các trung tâm đào tạo họa viên hoạt động truyền thông tích cực.
– Có thể làm nghề mà không cần bằng cấp, thu nhập tốt hơn so với lao động phổ thông.
– Các bạn sinh viên kiến trúc khi chưa có kinh nghiệm, chưa đủ kiến thức thì vị trí trong công việc cũng tương đương các bạn họa viên.

Các bạn họa viên khi có cơ hội thì sẵn sàng nhận thiết kế riêng với chi phí tương đối thấp. Do thiếu nền tảng kiến thức, kinh nghiệm… nên khi nhận việc xong cũng tìm mẫu để tham khảo và chỉnh sửa lại cho phù hợp.

Câu chuyện tương tự với anh em kỹ sư xây dựng, khi được người quen, họ hàng nhờ thiết kế thì cũng khó trả lời. Không lẽ giải thích kỹ sư không thiết kế được nhà… đó là việc của KTS? Người quen họ hàng không hiểu lại nghĩ không muốn giúp. Sự hiểu lầm của xã hội vô tình thành nỗi đau của anh em kỹ sư. Vì vậy nên nhiều lúc cũng phải gồng mình lên tự thiết kế. Cũng tìm mẫu để tham khảo và chỉnh sửa lại cho phù hợp.

Câu chuyện tiếp tục với chủ đầu tư – người có dự định xây một ngôi nhà. Cảm thấy số tiền mình có không nhiều, nên sẽ nghĩ số tiền trả cho thiết kế là lãng phí. Nếu xin được mẫu nhà để làm theo thì có thể tiết kiệm được một khoản tiền khá khá, chỗ tiền đó dùng cho việc khác thì sẽ hiệu quả hơn. Vậy là cũng tìm mẫu tương đối phù hợp trên mạng để chỉnh sửa.

Đó là 3 tình huống vẫn diễn ra trong cuộc sống. Chúng ta không bàn đến đúng – sai, nên hay không nên. Chỉ biết việc tìm mẫu nhà và chỉnh sửa là có thật. Cách làm việc này gây ra nhiều rủi ro cho cả người thiết kế và người làm nhà:

+ Một thiết kế không xuất phát từ đặc điểm hiện trạng, nhu cầu người dùng và khả năng tài chính thì dễ bị rơi vào tình trạng đẽo cày giữa đường. Chủ đầu tư mỗi ngày một ý, người vẽ thì không có đủ điểm tựa kiến thức, kinh nghiệm để bảo vệ nên đành phải làm theo.

+ Rủi ro cho người xây nhà còn lớn hơn, khi thuê tư vấn thiết kế, thực chất chủ nhà cần kinh nghiệm và kiến thức của chuyên gia. Đơn vị thiết kế giúp chủ nhà tiêu tiền một cách hiệu quả hơn. Bản vẽ chỉ là công cụ trung gian để truyền tải thông tin đến nhà thầu xây dựng mà thôi. Thứ chủ nhà nhận được khi thuê thiết kế là một ngôi nhà tốt hơn, chứ không phải là bản vẽ.

Giải pháp

Là một kiến trúc sư làm nghề đã nhiều năm, tôi hiểu thị trường có nhiều phân khúc. Những vấn đề tôi nêu ở trên xảy ra ở phân khúc nhà ở 1 và 2 sao. Các bạn xem thêm bài viết này để hiểu về hệ thống phân loại.

Ở thị trường Việt Nam, phân khúc 1 sao và 2 sao lại có số lượng rất lớn. Có nghĩa là hàng năm rất nhiều công trình được xây dựng mà không được thiết kế tối ưu. Tôi cảm thấy tiếc vì nhiều người đã sử dụng tiền một cách lãng phí.

Làm thế nào để thay đổi điều này? Tôi nhận ra thứ mọi người đang thiếu là kiến thức và kinh nghiệm. Đây là thứ tôi có, cộng với năng khiếu sư phạm tôi có thể cung cấp một khóa học hữu ích. Sau khi tham gia khóa học, mọi người có thể tự làm ra một thiết kế chất lượng. Đó là sứ mệnh cá nhân của tôi với công việc này.

Khóa học

Khóa học được tôi xây dựng như một chương trình hướng dẫn, dạy nghề cho thực tập sinh.
– Các bạn sẽ được hướng dẫn về tiến trình thiết kế, các bước cần làm khi bắt đầu thiết kế.
– Kỹ năng tư vấn để đánh giá và xác định nhu cầu của chủ đầu tư.
– Kỹ năng phân tích, phác thảo.
– Kỹ năng triển khai concept mặt bằng với AutoCAD.
– Kỹ năng nghiên cứu và phát triển hình khối công trình.
– Trải nghiệm tham gia tối thiểu 04 dự án. Mỗi dự án triển khai từ 3-5 buổi học. Ngoài 4 dự án tiêu chuẩn, học viên có thể tiếp tục tham gia các dự án cho đến khi tự tin tự thiết kế.

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên được mời tham gia cộng đồng thiết kế nhà Shanco Home để tiếp tục thực hành, tích lũy kinh nghiệm, chia sẻ tài nguyên nội bộ…

Yêu cầu để tham gia khóa học:
– Yêu thích công việc thiết kế kiến trúc, muốn học để làm việc một cách bài bản, lâu dài.
– Có thể tham gia khóa học online với camera và micro
– Sử dụng được phần mềm AutoCAD

Học phí của khóa học:
– Học phí: 6tr/ học viên
– Số tài khoản nộp học phí: Ngân hàng MBbank: 0973738811 – Phạm Thanh Tùng

Các bài viết khác cùng tác giả

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết hay

Advertismentspot_img

Bài viết mới

Revit Bài 0.6 – Mục tiêu khóa học Revit

Xin chào các bạn, tôi là KTS. Phạm Thanh Tùng - là người sẽ hướng dẫn các bạn trong khóa học Revit 2024. Được...

Revit 2024_Tổng Hợp Bài Học

Xin chào các bạn, tôi là KTS. Phạm Thanh Tùng – là người sẽ hướng dẫn các bạn trong khóa học Revit 2024. Được tổ...

Revit Bài 0.5 – Ứng dụng BIM vào tiến trình thiết kế

Xin chào các bạn, tôi là KTS. Phạm Thanh Tùng - là người sẽ hướng dẫn các bạn trong khóa học Revit 2024. Được...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x