AutoCAD Bài 2 – Vẽ Ranh Giới Khu Đất.

Trong bài học AutoCAD này, KTS.PTT sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng AutoCAD để thực hiện một công việc thường xuyên gặp trong thực tế đó là: Vẽ lại đường ranh giới khu đất chính xác theo tọa độ ghi trên sổ đỏ.

Để thực hiện được việc này, chúng ta cần biết thêm một số kiến thức bổ trợ. Sử dụng 2 lệnh cơ bản trong AutoCAD là Point,  Polyline. Nội dung chi tiết bài học như sau:

Tự Học AutoCAD là khóa học bổ trợ từ cơ bản đến nâng cao do KTS. Phạm Thanh Tùng chủ trì. Khóa học giúp học viên sử dụng phần mềm AutoCAD một cách bài bản, chuyên nghiệp. Sẵn sàng cộng tác làm việc từ xa và phối hợp triển khai BIM.

Thông tin chi tiết về khóa học các bạn xem thêm tại ĐÂY

1. Kiến thức bổ trợ cho bài học

Chúng ta đều biết, trái đất có hình dạng gần như một quả cầu. Để định vị vị trí cần chuyển tọa độ trên mặt cong về mặt phẳng. Đó là công việc của chuyên ngành trắc đạc với các phép chiếu phức tạp.
Mỗi quốc gia phải có một hệ tọa độ phẳng riêng.

1.1. Hiểu về hệ tọa độ VN-2000

Hệ tọa độ VN-2000 là hệ tọa độ phẳng quốc gia của Việt Nam, do chính phủ VN quy định và thiết lập. Hệ tọa độ VN-2000 được áp dụng từ tháng 7 năm 2000, thay thế cho các hệ tọa độ cũ và được sử dụng cho đến hiện nay. Vị trí của mọi công trình công nghiệp và dân dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam đều được định vị bằng hệ tọa độ VN-2000.

Đã là hệ tọa độ thì phải có 3 chiều X,Y,Z. Điểm gốc X,Y của hệ tọa độ VN-2000 được đặt trong khuôn viên của Viện nghiên cứu địa chính, địa chỉ ở Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Hệ quy chiếu độ cao (Gốc cao độ theo phương Z) đặt tại đảo Hòn Dấu – Hải Phòng.

Nếu thiết kế và thi công một công trình nhỏ, vuông vắn, xung quanh đều có các công trình khác xây dựng sẵn. Thì hệ tọa độ VN-2000 không có nhiều giá trị.

Nhưng trường hợp làm những dự án lớn, trong khu đất rộng hàng trăm hecta, thì hệ tọa độ VN-2000 rất quan trọng. Hệ tọa độ này sẽ giúp định vị vị trí để xây dựng công trình chính xác.

Trong sổ đỏ cấp mới hiện nay đã thể hiện đầy đủ thông tin ranh giới khu đất theo hệ tọa độ VN-2000, đảm bảo chính xác về kích thước, hình dạng, diện tích, hướng nhà. Đồng thời có thể sử dụng những tọa độ này để định vị ranh giới trên thực tế. Tránh những xung đột, tranh chấp liên quan đến ranh giới khu đất.

Như vậy, kỹ năng vẽ lại đường ranh giới khu đất chuẩn theo hệ tọa độ VN-2000 rất quan trọng và thiết thực. Đây là công việc luôn phải thực hiện khi bắt đầu một dự án thiết kế, bất kể là công trình to hay nhỏ.

1.2. Lưu ý khi sử dụng hệ tọa độ VN2000

So với hệ tọa độ phẳng tiêu chuẩn, giá trị ghi theo hệ tọa độ VN-2000 sẽ đảo ngược giữa X và Y. Tất cả các phần mềm vẽ kỹ thuật hiện nay đều sử dụng hệ tọa độ phẳng tiêu chuẩn. Vì vậy khi làm việc với hệ tọa độ VN-2000 các bạn lưu ý đổi lại giá trị X và Y.

Hiểu đơn giản, Nếu theo hệ tọa độ tiêu chuẩn điểm A có tọa độ là A(X=300,Y=400). Điểm A theo hệ tọa độ VN2000 vẫn ở đúng vị trí đó về mặt hình học. Chỉ là đổi tên của 2 trục, nên sẽ có tọa độ là A(X=400,Y=300)

Tiểu kết: khi được nhận một danh sách các tọa độ như hình dưới đây của hệ tọa độ VN-2000. Để vẽ lại trong AutoCAD cho đúng, chúng ta nhập tọa độ Y của VN2000 cho giá trị X, nhập tọa độ X của VN2000 cho giá trị Y.

1.3. Chuẩn bị file Excel tổng hợp tọa độ

Đây là thao tác chuẩn bị cho phần thực hành ở cuối bài. Khi dự án có đường ranh giới khu đất phức tạp, đặc biệt là những dự án quy hoạch. Số lượng điểm trên đường ranh giới rất nhiều. Chúng ta không thể xác định từng điểm và nối lại – Sẽ mất nhiều thời gian và dễ nhầm lẫn.

Lệnh Polyline sẽ giúp chúng ta thực hiện việc này một cách nhanh chóng và chính xác. Để sử dụng lệnh Polyline phải lập danh sách tọa độ bằng Excel để copy-paste.

Các bước thực hiện như sau:

  • Tìm cách nhập dữ liệu vào file Excel
    • Gợi ý: Nếu ảnh chụp rõ nét có thể ảnh lên website để quét dữ liệu chuyển về dạng text:  https://imagetoexcel.com/
  • Thêm dữ liệu của điểm đầu tiên vào dòng cuối. Thao tác này giúp đường ranh giới khu đất sau khi vẽ sẽ khép kín.

  • Dùng công thức để ghép thông số của cột X và cột Y lại với nhau, ở giữa là dấu phẩy “,”
    • Lưu ý đảo ngược giá trị X và Y theo nguyên tắc đã nói ở trên.

=(Cột Y)&”,”&(Cột X)

  • Chọn toàn bộ thông tin copy vào bộ nhớ (Copy To Clipboard) để sử dụng trong AutoCAD.

2. Lệnh CAD dùng trong bài học

2.1. Lệnh Point

Lệnh Point (Lệnh tắt là PO) là lệnh tạo ra một điểm trên khung vẽ.

Thao tác lệnh:

  • Nhập lệnh PO
  • Nhập tọa độ của điểm theo phương X – Nhấn phím TAB – Nhập tọa độ theo phương Y
    • Nếu không nhập tọa độ thì có thể click trực tiếp vị trí trên khung vẽ.
  • Để thay đổi tọa độ X,Y của điểm Point đã vẽ thì mở bảng Properties (Ctrl + 1) sau đó thay giá trị ở mục Geometry
  • Để thay đổi hiển thị của điểm (Từ dạng một chấm mặc định) thì dùng lệnh PDmode (Lựa chọn giá trị từ 1 đến 4)
  • Để thay đổi kích thước hiển thị của điểm thì dùng lệnh PDsize – Nhập giá trị size.

2.2. Lệnh Polyline

Lệnh Polyline (Lệnh tắt là PL) là lệnh tạo ra nhiều đoạn thẳng nối tiếp.

3. Ứng dụng thực hành

  • Mở phần mềm AutoCAD
  • Tạo file mới từ template
  • Copy dữ liệu tọa độ từ Excel
  • Dùng lệnh PL – Polyline
    • Lưu ý F12
  • Paste dữ liệu tọa độ
  • Kiểm tra hình dạng của khu đất
    • Lưu ý nếu polyline vừa tạo không xuất hiện trên màn hình.
  • Kiểm tra tọa độ của các điểm
  • Lưu file theo quy định quản lý dự án.
Tổng kết bài 2

  • Hiểu về hệ tọa độ VN-2000
  • Biết cách sử dụng 2 lệnh AutoCAD: PO; PL
  • Thao tác Zoom to Fit
  • Thao tác kiểm tra thông tin với bảng Properties
  • Vẽ đường ranh giới khu đất chuẩn theo hệ tọa độ VN-2000

Bài tập

  • Vẽ lại ranh giới khu đất của dự án sau:

  • Lưu file và đặt tên file theo đúng quy định
  • Học viên tự kiểm tra hình dạng, tọa độ của các điểm sau khi vẽ.

Chuẩn bị cho bài 3

  • Bài 3 học về kỹ năng tổ chức file – phục vụ thiết kế mặt bằng.
  • Lưu ý:
    • Khóa tự học AutoCAD được KTS.PTT biên soạn theo chương trình thiết kế thực chiến. Công việc thiết kế dùng đến công cụ nào thì chúng ta học công cụ đó.

 

 

Các bài viết khác cùng tác giả

3 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết hay

Advertismentspot_img

Bài viết mới

Revit Bài 0.6 – Mục tiêu khóa học Revit

Xin chào các bạn, tôi là KTS. Phạm Thanh Tùng - là người sẽ hướng dẫn các bạn trong khóa học Revit 2024. Được...

Revit 2024_Tổng Hợp Bài Học

Xin chào các bạn, tôi là KTS. Phạm Thanh Tùng – là người sẽ hướng dẫn các bạn trong khóa học Revit 2024. Được tổ...

Revit Bài 0.5 – Ứng dụng BIM vào tiến trình thiết kế

Xin chào các bạn, tôi là KTS. Phạm Thanh Tùng - là người sẽ hướng dẫn các bạn trong khóa học Revit 2024. Được...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x