Hiện Tượng Nồm Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Khi Thiết Kế Nhà.

Hiện Tượng Nồm – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Khi Thiết Kế Nhà.

Nồm ẩm là hiện tượng thời tiết xảy ra khi có sự kết hợp của 2 yếu tố: Độ ẩm không khí cao và nền nhiệt thấp. Hàng năm, vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 tại miền bắc Việt Nam thường xảy ra hiện tượng nồm ẩm, gây ra nhiều bất tiệt trong cuộc sống hàng ngày. Không khí ẩm ướt gây ra nhiều bệnh lý về hô hấp. Nước đọng trên bề mặt khiến sàn trơn trượt, bám bẩn, đồ đạc bị ẩm, mốc…

Hiện tượng nồm gây ẩm mốc

Trong bài viết này, KTS Phạm Thanh Tùng sẽ phân tích và giải thích rõ hiện tượng này theo kiến thức của Vật lý Kiến Trúc, qua đó tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục khi thiết kế một ngôi nhà.

Định nghĩa hiện tượng nồm theo Vật Lý

Nồm là hiện tượng đọng sương trên bề mặt khi nhiệt độ bề mặt thấp hơn nhiệt độ điểm sương của không khí.

Chúng ta cùng nhớ lại một tình huống khá phổi biến trong đời sống hàng ngày, Các bạn đặt một cốc nước lạnh lên mặt bàn kính. Một lúc sau, phía mặt ngoài của cốc và phía bên dưới mặt kính xuất hiện các giọt nước đọng. Tại sao lại như vậy?

Độ ẩm trong không khí trung bình tại miền bắc Việt Nam khá cao từ 60-99%. Ứng với mỗi mức % về độ ẩm sẽ có một chỉ số nhiệt độ gọi là nhiệt độ điểm sương. Chúng ta có thể tra bảng để biết chính xác ứng với độ ẩm này thì nhiệt độ điểm sương là bao nhiêu.

Bảng tra nhiệt độ điểm sương.

Khi chúng ta đặt cốc nước đá ở trên mặt kính, nhiệt độ từ nước đá truyền qua cốc, làm cho nhiệt độ bề mặt của tấm kính thấp hơn so với nhiệt độ điểm sương – đủ điều kiện để xảy ra hiện tượng nồm. Dù có thể thời điểm đó ngoài trời đang nắng và độ ẩm không khí thấp, nhưng hiện tượng nồm vẫn có thể xảy ra cục bộ tại mặt ngoài của cốc và bề mặt tấm kính.

Nước đọng trên mặt ngoài của cốc đá

Vào thời điểm tháng 2 đến tháng 4, độ ẩm không khí tại miền bắc Việt Nam từ cao (trên 90%) cho tới rất cao (trên 95%) kết hợp với không khí lạnh từ gió mùa đông bắc tạo thành hiện tượng nồm. Nước đọng thành giọt trên tường, trần, sàn và các bề mặt nhẵn bóng.

Cách khắc phục hiện tượng nồm

Khi chúng ta đã hiểu rõ về nguyên nhân gây nồm, thì chúng ta sẽ thấy những hành động như lau nhà liên tục, bật quạt thổi gió, mở cửa cho thoáng … không phải là giải pháp để xử lý vấn đề nồm.

Cách xử lý đúng sẽ phải tập trung giải quyết 2 yếu tố gây nồm:

Xử lý độ ẩm trong không khí cao

  • Đóng kín cửa để độ ẩm bên ngoài trời không tác động đến không khí trong nhà.
  • Sử dụng máy hút ẩm để giảm độ ẩm không khí trong nhà.

Làm ấm bề mặt bị nồm

  • Làm ấm không gian trong nhà. Chúng ta có thể bật chế độ sưởi của điều hòa hoặc bật quạt sưởi để làm ấm không khí. Từ đó giúp nhiệt độ trên bề mặt tường, trần, sàn cũng sẽ ấm hơn giúp giảm hiện tượng nồm.
    Lau nhà bằng nước nóng trước khi lau khô cũng là một cách hiệu quả để xử lý nhanh mặt sàn bị đọng nước.
  • Giữ ấm không gian trong nhà. Khi trời lạnh, nhiệt độ trong nhà thường sẽ ấm hơn bên ngoài vì nhiệt lượng tỏa ra từ các thiết bị điện, từ cơ thể người… Nếu kết cấu xây dựng của ngôi nhà có khả năng cách nhiệt tốt thì cũng phần nào giúp ngôi nhà hạn chế bị nồm.
  • Sử dụng phù hợp vật liệu có khả năng dẫn nhiệt và giữ nhiệt thấp. Ví dụ như sàn gỗ sẽ ít bị nồm hơn sàn gạch, trần thạch cao ít bị nồm hơn trần nhôm…

Một số lưu ý khi xây nhà để hạn chế bị nồm

  • Thiết kế nhà có thể đóng kín, cách ly không khí bên trong và bên ngoài nhà.
  • Lắp đặt điều hòa hai chiều, điều hòa có chế độ hút ẩm.
  • Tính toán vị trí đặt máy hút ẩm để khi sử dụng không gây vướng víu giao thông, tính toán diện tích kho cất cho các thiết bị chỉ sử dụng vào 1 mùa trong năm như máy hút ẩm, quạt gió, quạt sưởi…
  • Về vật liệu xây dựng: Tường xây bao quanh nhà sử dụng tường gạch đôi giúp tăng khả năng cách nhiệt của tường, nền nhà xử lý đổ lót xỉ than, xỉ nhiệt điện để nền nhà ấm hơn, cách ly hơi ẩm từ nền đất,  sử dụng vật liệu sàn gỗ tại các vị trí phù hợp.
  • Tính toán đặt chờ cho các hệ thống kỹ thuật như hệ thống lọc không khí, lấy gió tươi, gia nhiệt đầu vào… khi có nhu cầu lắp đặt không phải đục phá nhiều.

Trên đây là tất cả những kiến thức quan trọng cần biết về hiện tượng nồm. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn đã có được những kiến thức hữu ích từ đó đưa ra những phương án phù hợp để hạn chế tác động không mong muốn từ hiện tượng nồm.

SHANCO.VN

SHANCO là tên rút gọn của cụm từ Share And Connect
SHANCO lấy sự chia sẻ làm giá trị cốt lõi.
Chúng tôi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm làm nhà, tới tất cả mọi người với một thái độ thành tâm, trung thực. Chúng tôi muốn qua đó tìm kiếm sự kết nối với những khách hàng có cùng quan điểm về một ngôi nhà tốt.
Khách hàng chia sẻ lại cho chúng tôi cơ hội làm việc và cùng kết nối với ngôi nhà tuyệt vời sẽ được hình thành trong tương lai. 

Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu Tư Xây dựng SHANCO Việt Nam được thành lập từ năm 2020 do KTS.Phạm Thanh Tùng là người đại diện pháp luật.
SHANCO hoạt động trong 3 lĩnh vực chính:
– Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thiết kế.
– Tư vấn thiết kế công trình và thiết kế nội thất.
– Quản lý thi công trọn gói công trình. 

Hotline:  0988 31 2020097 373 8811 – 0373 373 673

 

Các bài viết khác cùng tác giả

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết hay

Advertismentspot_img

Bài viết mới

Revit Bài 0.6 – Mục tiêu khóa học Revit

Xin chào các bạn, tôi là KTS. Phạm Thanh Tùng - là người sẽ hướng dẫn các bạn trong khóa học Revit 2024. Được...

Revit 2024_Tổng Hợp Bài Học

Xin chào các bạn, tôi là KTS. Phạm Thanh Tùng – là người sẽ hướng dẫn các bạn trong khóa học Revit 2024. Được tổ...

Revit Bài 0.5 – Ứng dụng BIM vào tiến trình thiết kế

Xin chào các bạn, tôi là KTS. Phạm Thanh Tùng - là người sẽ hướng dẫn các bạn trong khóa học Revit 2024. Được...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x